Dù bạn là một người mới làm quen với rượu vang hay là những chuyên gia sành sỏi, nhãn chai luôn là một lời giới thiệu đầy đủ cho một chai rượu mới đến với bạn. Biết cách đọc nhãn chai sẽ giúp bạn hiểu hết được những thông tin cơ bản hay thông điệp đến từ nhà làm rượu, cũng như tự tin hơn nhiều để chọn được một chai rượu phù hợp cho bản thân.
Hãy để LY’s Cellars mách bạn một số hướng dẫn cơ bản về cách đọc nhãn chai nhé!
Những thông tin ở nhãn trước:
1. Tên loại rượu (Type of wine)
Đây chính là thông tin thiết yếu nhất trên nhãn rượu. Nó đồng thời cũng cho bạn biết thông tin loại nho của rượu (Cabernet Sauvignon, Pinot Noir, Rosé, v.v.), có nghĩa là ít nhất 75% thể tích của chai được làm từ loại nho đó.
Nếu chai rượu vang được pha trộn từ nhiều loại nho, nhà sản xuất rượu có thể không ghi tên nho hoặc sẽ liệt kê (theo thứ tự giảm dần) các loại nho khác được sử dụng để làm rượu.
2. Nhà làm rượu (Producer)
Thông thường, bạn sẽ tìm thấy tên nhà làm rượu ở dòng trên cùng của nhãn trước (tiêu chuẩn cho rượu vang Tân Thế giới) hoặc ở dòng dưới cùng (phổ biến với các nhà làm rượu của Pháp).
Nếu bạn không thể tìm thấy tên của nhà sản xuất ở mặt trước của chai, thì tên của người đóng chai, nằm trên nhãn sau, có thể chính là nhà làm rượu đó.
3. Xuất xứ hoặc vùng làm rượu (Region of Origin or Appellation)
Trên hầu hết các nhãn phía trước, bạn sẽ thấy khu vực xuất xứ của rượu vang (Tây Ban Nha, Pháp, Ý, v.v.) và/hoặc chứng nhận rượu vang đạt tiêu chuẩn của vùng đó (AVA ở Mỹ, AOC/AOP ở Pháp, DOC/DOCG ở Ý, v.v.).
Xuất xứ được cho là điểm quan trọng nhất và được xem xét kỹ lưỡng nhất trên nhãn rượu, vì nó đóng vai trò như một sự đảm bảo về mặt địa lý của nhà sản xuất rượu rằng rượu của họ được sản xuất từ giống nho được chăm sóc và hấp thụ thổ nhưỡng nơi ấy.
4. Năm thu hoạch nho (Vintage)
Vintage của một chai rượu vang chỉ năm mà nho làm rượu được thu hoạch.
Ví dụ: nếu bạn mua Cabernet Sauvignon 2018, điều đó có nghĩa là nho được sử dụng để làm rượu vang được chọn vào năm 2018, trong khi rượu vang có thể được đóng chai và chào bán vào năm 2019.
Tại Hoa Kỳ và các quốc gia sản xuất rượu vang khác, các nhà sản xuất rượu phải đảm bảo rằng 85% lượng nho làm rượu của họ đến từ năm thu hoạch đã nêu trên chai.
5. Nồng độ cồn (ABV - Alcohol by Volume)
Thông tin nổi bật cuối cùng trên nhãn trước là nồng độ cồn của chai rượu. Một chai rượu vang thường có nồng độ cồn nằm trong khoảng 10-15%, với rượu vang trắng trung bình là 10% và rượu vang đỏ trung bình là 13,5%.
Những thông tin ở nhãn sau:
1. Xưởng đóng chai (Bottler)
Xưởng đóng chai rượu là công ty đóng chai, đóng gói và vận chuyển và thông tin này thường được đặt ở dòng trên cùng của nhãn sau.
2. Thể tích thực (Net Contents)
Thể tích thực của một chai rượu là tổng thể tích của chất lỏng có trong chai. Một chai vang tiêu chuẩn có thể tích 750ml, trong khi kích thước lớn nhất hiện có là 3L.
3. Cảnh báo sức khỏe (Health Warning)
Theo quy định của pháp luật, cảnh báo về sức khỏe của chính phủ có thể được tìm thấy trên mỗi chai rượu vang được sản xuất sau năm 1989.
Nhãn không khuyến khích phụ nữ mang thai uống rượu và nhắc nhở bạn rằng rượu có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng và có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Nếu vì bất cứ lý do gì, bạn bắt gặp một chai rượu vang sau năm 1989 không có cảnh báo này, thì ĐỪNG nên mua nó.
4. Tuyên bố Sulfite (Sulfite Declaration)
Thành phần thiết yếu cuối cùng của nhãn sau là tuyên bố về sulfit trong rượu.
Sulfites, là những hợp chất được sử dụng để bảo quản rượu vang, có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người. Do đó, các nhà sản xuất rượu vang phải chỉ ra thời điểm rượu vang của họ chứa sulfit ở mức 10 phần triệu hoặc cao hơn - lượng mà tại đó các phản ứng dị ứng có thể xảy ra.
Nguồn và ảnh: wineinsiders.com
Comments